0901 877 001

Hỗ trợ học viên 24/7

Đào tạo kế toán

Trên chứng từ thực tế

Cách xử lý và Xuất hóa đơn trả lại hàng

Đào tạo kế toán tổng hợp gửi các bạn hướng dẫn cách xử lý và xuất hóa đơn trả lại hàng - Hotline 0901.877.001

Đào tạo kế toán tổng hợp gửi các bạn hướng dẫn cách xử lý và xuất hóa đơn trả lại hàng; Cách xuất hóa đơn trả lại hàng theo quy định: Khi phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng… Khách hành xuất trả lại hàng cho bên bán thì phải lập hóa đơn hàng bán trả lại.

Hàng bán trả lại có xuất hóa đơn không?

Theo quy định tại điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Như vậy:

– Khi bên mua hoàn trả hàng hóa (hàng bán trả lại) cho bên bán -> Thì phải xuất hóa đơn hàng bán trả lại.

– Và nội dung trên hóa đơn điện tử trả lại hàng cũng phải theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

———————————————————

Quy định về việc xuất hóa đơn trả lại hàng:

Theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định đối với hóa đơn điện tử:

Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ; 3. Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế.”

Theo Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định Xử lý hóa đơn có sai sót:

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

  • Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
  • Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”

Theo Công văn 7589/CTTPHCM-TTHT ngày 30/6/2022 của Cục thuế TP HCM:

“Căn cứ các quy định nêu trên: Trường hợp Công ty và Nhà cung cấp của Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC, Công ty mua hàng của Nhà cung cấp và phát sinh nghiệp vụ kinh tế hoàn trả một phần hàng đã mua của Nhà cung cấp thì Công ty thực hiện lập hóa đơn điện tử giao cho Nhà cung cấp: Trên hóa đơn ghi số lượng hàng hóa trả lại, thuế suất trả lại và tiền thuế GTGT (số dương). Căn cứ hóa đơn trả lại hàng hóa, Công ty và Nhà cung cấp thực hiện kê khai điều chỉnh giảm doanh thu thuế GTGT đầu ra, đầu vào theo pháp luật về thuế GTGT.”

Như vậy:

– Nếu là trường hợp cung cấp Dịch vụ thì: Bên bán có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ => Sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ. -> Thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT.

– Nếu là trường hợp trả lại hàng hóa thì: Bên mua lập hóa đơn điện tử hàng bán trả lại để giao cho bên bán: Trên hóa đơn ghi số lượng hàng hóa trả lại, thuế suất trả lại và tiền thuế GTGT (số dương).

———————————————————

Chi tiết các bạn tham khảo thêm các Công văn dưới đây:

Căn cứ theo Công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng cục Thuế:

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, bên bán và bên mua đã thực hiện kê khai thuế GTGT theo quy định. Sau đó, bên bán và bên mua phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa, Điều chỉnh giá trị hàng hóa bán ra thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hóa hoặc lập hóa đơn Điều chỉnh theo quy định. 

– Căn cứ hóa đơn trả lại hàng hoặc hóa đơn Điều chỉnh, bên bán thực hiện kê khai Điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, bên mua Điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn Điều chỉnh.

Ví dụ:

Tháng 05/2024 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 07/2024, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng.

– Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2024 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2024.

– Trường hợp hai bên thống nhất Điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn Điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT theo quy định. Căn cứ hóa đơn Điều chỉnh, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2024 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2024. 

Như vậy:

– Nếu bạn xử lý theo cách lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán.

– Nếu bạn xử lý theo cách xuất hóa đơn hàng bán trả lại -> Sẽ có 3 Trường hợp như sau:

1. Nếu người mua là đối tượng không có hóa đơn (cá nhân):

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của ông xuất hóa đơn cho khách hàng là cá nhânkhách hàng trả lại hàng thì công ty hủy hóa đơn điện tử đã lập, thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập và thực hiện khai điều chỉnh giảm doanh thu thuế giá trị gia tăng đầu ra tại thời điểm nhận lại hàng hóa theo quy định về xử lý hóa đơn điện tử có sai sót tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

———————————————————————————————-

2. Nếu khách hàng là DN sử dụng hoá đơn bán hàng (DN kê khai thuế theo phương pháp Trực tiếp):

Theo Công văn 4122/TCT-CS ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Tổng cục thuế:

Căn cứ hướng dẫn trên, Tổng cục Thuế nhất trí với đề xuất của Cục thuế thành phố Hà Nội tại mục II công văn số 17260/CT-HTr ngày 9/7/2012 và công văn số 19449/CTHTr ngày 31/7/2012, cụ thể: 

– Việc kê khai thuế GTGT trong trường hợp hàng bán bị trả lại, trong đó người bán dùng hóa đơn mẫu 01/GTKT, khách hàng trả lại là đối tượng sử dụng hóa đơn mẫu 02/GTTT thì xử lý tương tự như trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn quy định tại Điểm 2.8, Phụ lục 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Cục thuế căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp để hướng dẫn thực hiện.

——————————————————————————————————

3. Nếu khách hàng là Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT:

– Khi xuất hàng trả lại cho người bán, người mua phải lập hóa đơn hàng bán trả lại, trên hóa đơn ghi số lượng hàng hóa trả lại, thuế suất trả lại và tiền thuế GTGT (số dương).

=> Dựa vào hóa đơn hàng bán trả lại bên trên 2 bên tiến hành kê khai bổ sung điều chỉnh giảm Doanh thu, thuế GTGT.

—————————————————————————————

Đào tạo kế toán tổng hợp chúc các bạn thành công!

————————————————————————————————-

Cach xu ly va Xuat hoa don tra lai hang

Tin tức - sự kiện

Bài viết liên quan